Tin VIP
Chúng tôi cần cho thuê 1 bảng hiệu quảng cáo ngoài trời tại ngã tư Trần Hưng Đạo và Hồ Hảo Hớn Q.1 Tp.HCM
xem tiếp
|  |
Nhà cho thuê – chính chủ: 49 Huỳnh Tịnh Của P.8 Q.3 Tp.HCM
xem tiếp
|  |
Cho thuê gấp văn phòng đẹp, sang trọng, mới 100%, vị trí đắc địa tại Cao ốc Hàn, 301 Trần Hưng Đạo, P.Cô Giang, Q.1
xem tiếp
|  |
Công ty Bất Động Sản Ân Minh, chuyên môi giới BĐS Q.1 và Q.3, ĐC: 221/2 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q1, Tel. 62911952, Hotline: 22334455,
xem tiếp
|  |
Tin Nhà đất - RSS
nhadat.sangnhuong.com rss
|
CHỢ BẤT ĐỘNG SẢN Tin tức thị trường THỊ TRƯỜNG Có nên xóa nhà ổ chuột ở đô thị Việt Nam?
Có nên xóa nhà ổ chuột ở đô thị Việt Nam? |
|
|
Người viết: (Theo VnMedia)
|
07/04/2012 |
Trong quá trình đô thị hóa, vấn đề giải tỏa các khu nhà ổ chuột là cần thiết? Đó là vấn đề được chú ý tại buổi báo cáo.
Trao đổi tại lễ công bố “Báo cáo Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam” do Ngân
hàng Thế giới (WB) thực hiện, bà Huệ Linh cho rằng, các khu ổ chuột
trong đô thị là thực sự cần thiết đối với người nghèo.
“Điều mà
tôi cảm thấy rất nguy hiểm, đó là những ý kiến coi thường lĩnh vực phi
chính quy, coi thường giá trị các khu ổ chuột. Họ coi rằng việc giải tỏa
khu ổ chuột để xây dựng nhà ở theo phương thức chính quy là tương lai
của đô thị Việt Nam. Nhưng theo tôi, đây là một quan điểm rất không bền
vững, rất nguy hiểm” - bà Huệ Linh nói.
Theo bà Linh, “có nhà ổ
chuột thì có nghĩa là người nghèo có nhà để ở, còn hơn là tất cả mọi nơi
đều sạch sẽ như li như lau mà người nghèo thì đứng ngoài và luôn luôn
lệ thuộc vào việc cung cấp nhà ở của các khối chính quy”.
 |
Bà Huệ Linh – GĐ Trung tâm quy hoạch 4, Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị
và nông thôn: "Có nhà ổ chuột là người nghèo có chỗ ở" |
Hà Nội có thực sự cần nhà ổ chuột?Hơi
khác với quan điểm của bà Linh, nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới
lại cho rằng, Việt Nam là một nước thu nhập thấp và đang trong quá trình
đô thị hóa nhanh nhưng lại có ít nhà ổ chuột và đây là một thành công
của mô hình xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là WB
đồng tình với quan điểm thay các khu nhà ổ chuột bằng các tòa nhà lớn.
Theo
nghiên cứu của WB, việc có ít nhà ổ chuột là do Việt Nam có chính sách
cho phép, chấp nhận và nhiều khi là chủ động đối với hoạt động xây dựng
nhà ở tự phát, chi phí thấp. Chính sách này, cùng với sự năng động của
các hoạt động xây dựng, cho thuê nhà ở quy mô nhỏ đã cho kết quả là tỉ
lệ nhà ổ chuột rất thấp ở các khu đô thị Việt Nam.
WB đánh giá,
đây là một đặc điểm rất khác biệt nếu so sánh với những thành phố ở
những nước thậm chí có thu nhập thành thị cao hơn (như Ấn Độ, Philippin,
Indonexxia, Braxin,v.v…). Đặc biệt, WB chỉ ra rằng, có một số yếu tố
chứng tỏ cách làm này của Việt Nam là thành công. Đó là, cho phép phân
lô diện tích nhỏ, nhờ đó người dân có điều kiện cân nhắc giữ vị trí và
diện tích sử dụng (trong nhiều trường hợp, diện tích sử dụng chỉ 25m2);
Có chính sách cho phép tăng diện tích sàn, từ đó tăng cung diện tích sử
dụng mà không cần tăng diện tích đất; Sát nhập và tăng mật độ các làng
ven đô vào khu vực đô thị; Đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng chính tiếp
cận các khu nông thôn đang đô thị hóa (sau đó cộng đồng dân cư tiếp tục
đầu tư nâng cấp dần điều kiện hạ tầng trong làng); Sự năng động của các
đơn vị xây dựng hay nhà thầu nhỏ, tư doanh hiệu quả, chi phí hoạt động
thấp.
Ngoài ra, WB cũng cho rằng, những yếu tố lịch sử từ cơ chế
xã hội chủ nghĩa hướng đến người dân và chế độ bao cấp về nhà ở trước
đây, cũng như chủ trương cải tạo từng bước như hiện nay cũng góp phần
đem lại kết quả này. Chính tập quán của người Việt chấp nhận việc chung
sống nhiều thế hệ ở cả nông thôn và thành thị cũng góp phần cải thiện
phần nào điều kiện về nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp nhiều hơn so
với những nước có điều kiện tương đồng.
Tuy đánh giá cao về
những thành công nói trên, WB cũng cảnh báo, những mô hình này cho đến
nay đã phát huy hiệu quả nhưng tỉ lệ và quy mô đô thị hóa của các thành
phố ở Việt Nam trong vòng 20 năm nữa đòi hỏi phải có một chiến lược nhà ở
thu nhập thấp cụ thể để tránh sự hình thành của những khu ổ chuột về
sau này.
Nghiên cứu của WB cũng chỉ ra rằng , mô hình đã và đang
áp dụng ở Việt Nam có thể được tăng cường hiệu quả bằng một số biện pháp
cụ thể như: Chính thức lồng ghép chiến lược nhà ở thu nhập thấp vào quá
trình quy hoạch đô thị, đồng thời cụ thể hóa trong các chiến lược chính
thức, quy hoạch tổng thể cũng như các chiến lược quản lý đất đai; Mở
rộng mô hình hiện nay về chiều sâu thông qua sự phát triển, tăng trưởng
nguồn vốn nhà ở trên toàn bộ các phân khúc thị trường; Chú trọng vào đối
tượng người nghèo thành thị thông qua các cơ chế bao cấp phía cầu hướng
đến những phân khúc thị trường yếu nhất dựa trên đặc điểm về cầu nhà ở
của từng thành phố; Đất đai là yếu tố đàu vào thiết yếu trong cung ứng
nhà ở, vài vậy, chính sách nhà ở của Việt Nam phải có những cơ chế,
hướng dẫn cụ thể để thị trường đất đai vận hạnh một cách hiệu quả và
rộng khắp.
Dù quan điểm của WB và bà Huệ Linh chưa thực sự giống
nhau, nhưng có một điểm chung là đô thị rất cần có những khu nhà bình
dân, giá rẻ dành cho những người thu nhập thấp, để họ không bị "đứng
ngoài" khi tốc độ đô thị hóa đang tăng chóng mặt như hiện nay.
|
|
Lưu địa chỉ
|